Zalo Sea Star Hotel Phan Thiết
Message Geci Academy
.
0968 44 6666 https://zalo.me/ https://www.facebook.com/profile.php?id=61550663795044 https://goo.gl/maps/SBpUMWGuWECGrfbF8

Group Công Chứng - Thừa Phát Lại Bình Thuận

Group Công Chứng -

Thừa Phát Lại Bình Thuận

giờ làm việc

7:30 - 17:30

ĐỊA CHỈ: 41 Nguyễn Thông, P. Phú Hài, Tp. Phan Thiết, T. Bình Thuận

Thi Hành Án

Hotline Tư vấn

Hotline: 0968 44 6666
Vptpl: 0252.3777666
Vpcc Nguyễn Phúc: 0252.3777555
Chi tiết dịch vụ

THI HÀNH ÁN

Chế định Thừa phát lại đã hình thành từ rất lâu trước đây và hiện đang dần được phổ biến trở lại theo chủ trương của Nhà nước ta, chủ trương “Xã hội hóa các hoạt động bổ trợ tư pháp” được đề cập đến trong Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị. Chủ trương này lại tiếp tục được khẳng định trong Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị: “Từng bước thực hiện việc xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án”.

Đến nay, chế định Thừa phát lại đang dần hoàn thiện, được nhiều người dân đón nhận và tin tưởng sử dụng như một công cụ pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thừa phát lại từng bước khẳng định được địa vị pháp lý cũng như vai trò của mình trong hoạt động hỗ trợ pháp lý và xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự. Bằng chức năng nhiệm vụ của mình, Thừa phát lại góp phần giảm thiểu áp lực công việc, nâng cao hiệu quả xét xử, giảm bớt số lượng việc phải thi hành còn tồn động cho các cơ quan thi hành án.

* Về thẩm quyền thi hành án:

Tại Điều 51 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, thẩm quyền thi hành án của Thừa phát lại được quy định như sau:

1. Thừa phát lại được quyền tổ chức thi hành án theo yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định sau đây:

a) Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện); bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;

b) Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện; bản án, quyết định phúc thm của Tòa án nhân dân cấp cao đi với bản án, quyết định sơ thm, chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;

c) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

2. Thừa phát lại không tổ chức thi hành phần bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật Thi hành án dân sự.

* Về quyền yêu cầu thi hành án của đương sự:

Tại Điều 53 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, quy định về quyền yêu cầu thi hành án như sau:

1. Cùng một nội dung yêu cầu, cùng một thời điểm, người yêu cầu chỉ có quyền làm đơn yêu cầu một Văn phòng Thừa phát lại hoặc một cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án.

2. Trường hợp người được thi hành án được thi hành nhiều khoản khác nhau trong cùng một bản án, quyết định do một người có nghĩa vụ thi hành thì cùng một thời điểm, người được thi hành án chỉ có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự hoặc một Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành. Nếu các khoản được thi hành do nhiều người khác nhau có nghĩa vụ thi hành thì người được thi hành án có quyền đồng thời yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại thi hành riêng đối với từng khoản.

Trong cùng một bản án, quyết định có nhiều người được thi hành án mà trong đó có người yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành, có người yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành thì cơ quan thi hành án dân sự và Văn phòng Thừa phát lại phải phối hợp với nhau trong thi hành án.

3. Thời hiệu, thủ tục yêu cầu thi hành án thực hiện theo quy đnh của pháp luật thi hành án dân sự.

* Về thỏa thuận tổ chức thi hành án giữa Thừa phát lại và đương sự:

Tại Điều 54 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, thỏa thuận về việc tổ chức thi hành án được quy định như sau:

1. Thỏa thuận về việc tổ chức thi hành án giữa người yêu cầu thi hành án và Văn phòng Thừa phát lại được thể hiện dưới hình thức hợp đồng dch vvà có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Ngày, tháng, năm yêu cầu thi hành án;

b) Các khoản yêu cầu thi hành theo bản án, quyết định;

c) Trách nhiệm của Văn phòng Thừa phát lại trong việc thực hiện yêu cầu thi hành án theo ủy quyền;

d) Chi phí, phương thức thanh toán;

đ) Các thỏa thuận khác (nếu có).

Hợp đồng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

2. Sau khi ký kết hợp đồng, Văn phòng Thừa phát lại phải vào sổ thi hành án được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

Hoạt động thi hành án của Thừa phát lại là dịch vụ công được thực hiện theo Hợp đồng dịch vụ. Như một dịch vụ pháp lý thông thường, Thừa phát lại được phép thỏa thuận chi phí thi hành án nên sẽ thuận lợi hơn cho quá trình tổ chức thi hành án về sau.

Như vậy, ngoài các Cơ quan Thi hành án dân sự thì người dân có quyền lựa chọn một tổ chức khác có thẩm quyền để yêu cầu thi hành án đó là Văn phòng Thừa phát lại.

* Về trình tự, thủ tục yêu cầu thi hành án:

Bước 1: Liên hệ Văn phòng Thừa phát lại để được tư vấn và yêu cầu thi hành án.

Khách hàng/người yêu cầu mang Quyết định, Bản án đã có hiệu lực thi hành (vẫn còn trong thời hiệu thi hành án) cùng với các văn bản, tài liệu liên quan đến Văn phòng Thừa phát lại để được tư vấn và hướng dẫn yêu cầu thi hành án.

Sau khi đạt thành thỏa thuận về chi phí thì người yêu cầu tiến hành ký kết Hợp đồng dịch vụ yêu cầu thi hành án với Văn phòng Thừa phát lại và cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc thi hành án (tùy từng vụ việc).

Bước 2: Chuẩn bị thi hành án.

(Từ bước 2 trở đi là công việc của Văn phòng Thừa phát lại)

Lập văn bản đề nghị cơ quan thi hành án có thẩm quyền ban hành quyết định thi hành án theo đúng thẩm quyền.

Phân công Thừa phát lại thi hành án.

Bước 3: Tổ chức thi hành án.

Tuân thủ trình tự thủ tục thi hành theo quy định tại Luật Thi hành án dân sự hiện hành.

Liên hệ, thông báo các đương sự và ghi nhận thỏa thuận thi hành án của các đương sự.

Bước 4: Kết thúc việc thi hành án.

Trả kết quả thi hành án cho người yêu cầu.

Thanh lý Hợp đồng dịch vụ và thu phí.

 

Mọi thông tin chi tiết, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ đến

VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI BÌNH THUẬN

  • Địa chỉ: Số 41 Nguyễn Thông, khu phố 1, phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
  • Hotline: (0252) 3 777 666 – 0968 44 6666
  • E-mail: tplbinhthuan@gmail.com
  • Website: congchungthuaphatlai.com hoặc congchungthuaphatlai.vn

Thi Hành Án

Hotline Tư vấn

Hotline: 0968 44 6666
Vptpl: 0252.3777666
Vpcc Nguyễn Phúc: 0252.3777555

Dịch vụ bạn có thể quan tâm

decor service