Zalo Sea Star Hotel Phan Thiết
Message Geci Academy
.
0968 44 6666 https://zalo.me/ https://www.facebook.com/profile.php?id=61550663795044 https://goo.gl/maps/SBpUMWGuWECGrfbF8

Group Công Chứng - Thừa Phát Lại Bình Thuận

Group Công Chứng -

Thừa Phát Lại Bình Thuận

giờ làm việc

7:30 - 17:30

ĐỊA CHỈ: 41 Nguyễn Thông, P. Phú Hài, Tp. Phan Thiết, T. Bình Thuận

Hỏi Đáp
Để lại câu hỏi cho chúng tôi
Phản hồi từ quản trị viên

Hỏi - Đáp 1

Câu hỏi: Những quy tắc chung trong đạo đức nghề nghiệp thừa phát lại là gì?
Quản trị viên
Phản Hồi:

Căn cứ tại Chương I Quy tắc đạo đức nghề nghiệp thừa phát lại ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BTP có quy định về những quy tắc chung như sau:

NHỮNG QUY TẮC CHUNG

Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội

Thừa phát lại có nghĩa vụ trung thành, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân; bằng hoạt động nghề nghiệp của mình góp phần bảo đảm tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bảo đảm thượng tôn pháp luật, độc lập, khách quan, tôn trọng sự thật

1. Thừa phát lại phải thượng tôn Hiến pháp, pháp luật, tự giác tuân thủ quy định của Quy tắc này trong hành nghề.

2. Thừa phát lại phải thực hiện công việc được giao chính xác, đầy đủ, trách nhiệm và có thái độ độc lập, khách quan, trung thực, tôn trọng sự thật.

Tôn trọng, bảo vệ uy tín, thanh danh nghề nghiệp

1. Thừa phát lại có trách nhiệm tôn trọng, giữ gìn uy tín nghề nghiệp.

2. Thừa phát lại phải ứng xử văn minh, lịch sự trong hành nghề; lành mạnh trong lối sống để nhận được sự tôn trọng, tin cậy và vinh danh của đồng nghiệp, người yêu cầu và xã hội về bản thân và nghề nghiệp của mình.

3. Thừa phát lại phải mặc trang phục theo quy định, đeo thẻ Thừa phát lại khi hành nghề.

Rèn luyện, tu dưỡng bản thân

1. Thừa phát lại phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức; tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng; chủ động học hỏi để trau dồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề, góp phần nâng cao chất lượng công việc, phục vụ người yêu cầu.

2. Thừa phát lại phải tận tâm với công việc; sẵn sàng tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đầy đủ các yêu cầu hợp pháp của cá nhân, tổ chức, bảo đảm đúng pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.

Bảo mật thông tin, bảo quản hồ sơ công việc

1. Thừa phát lại có trách nhiệm giữ bí mật, hướng dẫn thư ký nghiệp vụ, nhân viên của Văn phòng mình giữ bí mật các thông tin trong hồ sơ công việc và tất cả thông tin biết được về nội dung công việc trong và sau khi giải quyết yêu cầu. Trường hợp cung cấp thông tin về việc thực hiện công việc cho người khác phải được sự đồng ý bằng văn bản của người yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Thừa phát lại có trách nhiệm bảo quản cẩn thận hồ sơ công việc trong quá trình giải quyết các yêu cầu, bàn giao đầy đủ hồ sơ công việc để lưu trữ theo quy định của pháp luật.

Như vậy, có 05 quy tắc chung trong đạo đức nghề nghiệp thừa phát lại là:

- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội

- Bảo đảm thượng tôn pháp luật, độc lập, khách quan, tôn trọng sự thật

- Tôn trọng, bảo vệ uy tín, thanh danh nghề nghiệp

- Rèn luyện, tu dưỡng bản thân

- Bảo mật thông tin, bảo quản hồ sơ công việc

Xem phản hồi

Hỏi - Đáp 2

Câu hỏi: Cho tôi biết thừa phát lại không được lập vi bằng trong những trường hợp nào?
Quản trị viên
Phản Hồi:

Tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP có quy định về các trường hợp không được lập vi bằng bao gồm như sau:

- Các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định này.

- Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực câm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.

- Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.

- Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.

- Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

- Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.

- Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.

- Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Trong những trường hợp nào Thừa phát lại không được lập vi bằng?

Trong những trường hợp nào Thừa phát lại không được lập vi bằng? (Hình từ Internet)

Giá trị pháp lý của vi bằng như thế nào?

Tại Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng như sau:

Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng

1. Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định này.

2. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

3. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

4. Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

Như vậy, giá trị pháp lý của vi bằng như sau:

- Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

- Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Cấp bản sao vi bằng có mất phí không?

Tại Điều 42 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về cấp bản sao vi bằng như sau:

Cấp bản sao vi bằng

1. Việc cấp bản sao vi bằng do Văn phòng Thừa phát lại đang lưu trữ bản chính vi bằng đó thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc cung cấp hồ sơ vi bằng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng;

b) Theo yêu cầu của người yêu cầu lập vi bằng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi bằng đã được lập.

2. Người yêu cầu cấp bản sao vi bằng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải trả chi phí cấp bản sao vi bằng theo mức sau đây: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ 03 trở lên thì mỗi trang là 03 nghìn đồng.

Như vậy, người yêu cầu cấp bản sao vi bằng phải trả chi phí cấp bản sao vi bằng theo mức sau đây: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ 03 trở lên thì mỗi trang là 03 nghìn đồng.

Trân trọng!

Xem phản hồi

Hỏi - Đáp 3

Câu hỏi: Mua bán nhà bằng việc lập vi bằng thì có giá trị pháp lý không? Các trường hợp không được lập vi bằng?
Quản trị viên
Phản Hồi:

Lập vi bằng là gì?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP có quy định vi bằng, như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

3. Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

Như vậy, vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

Mua bán nhà bằng việc lập vi bằng thì có giá trị pháp lý không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 có quy định về công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở, như sau:

Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở

1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.

Tại Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP có quy định về giá trị pháp lý của vi bằng như sau:

Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng

1. Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định này.

2. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

3. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

4. Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

Như vậy, vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực. Vi bằng mua bán nhà chỉ ghi nhận có sự việc, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu, và chỉ có giá trị làm nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính, không có hiệu lực pháp lý.

Hợp đồng mua bán nhà phải được công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật thì hợp đồng mua bán nhà mới có hiệu lực.

Mua bán nhà bằng việc lập vi bằng thì có giá trị pháp lý không? Các trường hợp không được lập vi bằng?

Mua bán nhà bằng việc lập vi bằng thì có giá trị pháp lý không? Các trường hợp không được lập vi bằng? (Hình từ Internet)

Các trường hợp nào không được lập vi bằng?

Tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP có quy định về các trường hợp không được lập vi bằng, cụ thể như sau:

- Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm:

+ Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại;

+ Cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

- Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm:

+ Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng;

+ Làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước;

+ Vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực câm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự;

+ Vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.

- Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình; trái đạo đức xã hội.

- Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.

- Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

- Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.

- Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.

- Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Xem phản hồi
Hỗ trợ trực tuyến
tin tức mới nhất
Năm 2023, nhiều công việc cơ quan nhà nước không cần công chức, viên chức Một số công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo hình thức hợp đồng lao động và hợp đồng dịch vụ, không cần công chức, viên chức đảm nhận.
Từ chối công chứng trong những trường hợp nào? Văn bản công chứng là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phòng ngừa tranh chấp, tạo ra sự ổn định trong các quan hệ dân sự, tài sản tuy nhiên không phải trường hợp nào công chứng viên cũng đồng ý công chứng.
Hợp đồng không có công chứng có giá trị pháp lý không? Chào bạn, hiện nay, việc giao kết hợp đồng đã không còn xa lạ với chúng ta. Hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản, lời nói hay hành động. Trong đó, một số loại hợp đồng phải có công chứng mới có hiệu lực. Vậy có trường hợp nào hợp đồng không có công chứng vẫn có giá trị pháp lý không? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé.